Dịch vụ thành lập doanh nghiệp bảo vệ

   Bạn muốn thành lập công ty bảo vệ? Vốn điều lệ bao nhiêu? Hồ sơ, thủ tục ra sao? Bảo vệ là một ngành dịch vụ liên quan tới bảo đảm về an ninh, trật tự nên việc thành lập một công ty hoạt động lĩnh vực này có những yêu cầu khá đặc biệt hơn những công ty thông thường.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp bảo vệ
Việc thành lập một công ty bảo vệ cần thiết rất nhiều vấn đề, trong đó cần nhấn mạnh một số điều kiện quan trọng sau, khách hàng nên xem kỷ trước khi tiến hành cho thuận lợ hơn:

- Phải có xác nhận ký quỹ của ngân hàng số vốn pháp định là 2 tỷ đồng và phải duy trì trong suốt thời gian tồn tại;
- Các thành viên của công ty phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành kt hay luật
- Trụ sở nếu là của Giám đốc thì phải có sổ đỏ kèm theo, nếu đi thuê thì hợp đồng phải có thời hạn tối thiểu từ 01 năm trở lên và phải công chứng hoặc chứng thực.

- Trên là 3 yêu cầu cơ bản về vốn pháp định, thành viên tham gia và người đứng đầu công ty. Công ty chúng tôi có kinh nghiệm thành lập công ty bảo vệ, công ty vệ sĩ, công ty thám tử, dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi chắc chắn làm quý khách hài lòng.

Để biết thêm chi tiết và hỗ trợ chu đáo hơn xin hãy liên hệ nhanh qua sdt tại PKD.

Khủng hoảng thừa nông sản tại EU và bài học cho Việt Nam

Cuộc khủng hoảng di cư chưa có lối thoát, EU lại phải đau đầu trước tình cảnh nhiều nông dân thuộc khối này đang đứng trước ngưỡng cửa phá sản vì giá thực phẩm tụt dốc, chi phí sản xuất tăng cao và hậu quả từ lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm EU của Nga
Top 5 thị trường nhập khẩu thủy sản VN tăng mạnh nhất năm 2014.
Hiện có khoảng 6.000 nông dân, chủ yếu là người Bỉ, Pháp và Đức đã xuống đường phản đối trước trụ sở Hội đồng EU ở thủ đô Brussels – Bỉ và yêu cầu được hỗ trợ.

Nghiệp đoàn nông nghiệp Copa-Cogeca cho biết, các nhà sản xuất nông sản EU khẳng định họ bị thiệt hại khoảng 6,13 tỉ USD. Đơn cử như, tại Bỉ, 1 lít sữa chỉ có giá 25 cent, trong khi chi phí sản xuất chưa kể nhân công là 33 cent/lít. Các nhà chăn nuôi lợn cũng gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại, giá 1 kg thịt lợn tại lò mổ chỉ khoảng 1 euro, trong khi chi phí lên đến 1,3 euro, thậm chí 1,5 euro. Đây là nguyên nhân khiến số lượng các nhà chăn nuôi lợn ở Bỉ giảm sút. Rất có thể cuộc khủng hoảng này sẽ không chỉ dừng lại ở những quốc gia kể trên mà sẽ nhanh chóng lan rộng ra trên toàn Châu Âu.

Bốn nguyên nhân

Có bốn nguyên nhân dẫn tới thực tế trên trong đó bao gồm cả chủ quan và khách quan. Thứ nhất, liên quan đến chính sách Nông nghiệp chung Châu Âu. Trên thực tế, chính sách này không phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), không công bằng cho nền nông nghiệp ở những nước nghèo. Đặc biệt, các khoản hỗ trợ cho nông dân là quá tốn kém khi nuốt chửng gần một nửa ngân sách của Liên minh Châu Âu. Từ thực tế đó, EU phải quyết định bãi bỏ hạn ngạch cùng các quy định về đảm bảo giá và thay thế chúng bằng hỗ trợ thu nhập. Quyết định này khiến các nhà sản xuất nông sản lớn ở Châu Âu như Hà Lan, Đức hay Đan Mạch phải đẩy mạnh sản xuất để có lợi nhuận. Nông dân Pháp, Bỉ cũng như một số nước Tây Âu bỗng chốc phải chịu sự cạnh tranh gay gắt, trở nên dễ bị tổn thương trước các va đập của thị trường.
Tỷ trọng các mặt hàng nông sản chính xuất khẩu năm 2014
Thứ hai là từ những bất cập trong chính sách nông nghiệp của một số nước thành viên. Ví dụ như Pháp. Chi phí lao động ở đây cao hơn so với các nước láng giềng, bởi quy mô chăn nuôi nhỏ. Quy mô sản xuất chính là lý do giải thích vì sao thu nhập bình quân của nông dân pháp chỉ tăng 6% trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2014 trong khi con số này là 34% tại các nước EU.
Thứ ba là là do Châu Âu đang chịu hậu quả của lệnh cấm vận mà Nga áp dụng từ 1 năm qua liên quan đến thực phẩm có nguồn gốc từ EU. Do không thể xuất khẩu các sản phẩm sang Nga, thị trường nông sản Châu Âu đứng trước bài toán cung vượt cầu. Đây có lẽ là nguyên nhân quan trọng nhất khiến nông sản của một số nước EU bị ngưng trệ thời gian qua.
Thứ tư, là trong suốt thời gian qua, hoạt động xuất khẩu trên thị trường nông sản thế giới bị ngừng đột ngột, trong khi thị trường sữa đã phải đối mặt với tình trạng cung vượt cầu, đặc biệt là nhu cầu về sữa bột tại thị trường Trung Quốc đột nhiên giảm xuống một nửa do kinh tế suy giảm.Điều này khiến các nhà sản xuất nông nghiệp lớn như Đức, Hà Lan hay Phần Lan buộc phải tung các sản phẩm tiêu thụ ngay tại chính thị trường EU, dẫn đến giá nhiều mặt hàng nông phẩm đã thấp nay càng thấp thêm. Và tất nhiên, những nền nông nghiệp nhỏ hơn như Pháp, Bỉ sẽ bị thiệt thòi trong cuộc cạnh tranh giá cả.
Nhìn vào trực diện vấn đề có thể thấy, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc khủng hoảng nông sản này, không ai khác chính là người tiêu dùng Châu Âu. Bởi giá thực phẩm không tăng, thậm chí giảm trong suốt 1 năm qua, cộng thêm giá nhiên liệu giảm đều đã khiến cho lạm phát của cả Châu Âu chỉ xấp xỉ mức 0,3% trong năm 2015 – thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ 2% mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) mong đợi.
Cuộc khủng hoảng thừa nông sản tại các quốc gia này là hiện hữu nhưng phải khẳng định rằng, EU là khu vực có những chính sách hỗ trợ thiết thực nhất cho nền nông nghiệp và nông dân.
Cơ hội để VN nhìn lại
Với EU thì ngành nông nghiệp là một ngành cần được bảo hộ chặt chẽ vì nhiều lí do. Song đây lại là một thị trường rộng lớn có nhu cầu rất phong phú và đa dạng về hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng. Trong đề án phát triển xuất khẩu nông sản, VN cũng đã xác định EU là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng, đặc biệt là với nhóm hàng nông sản.
Tuy vậy, EU lại là thị trường khó tính và cực kỳ khó xâm nhập, không chỉ vì sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu khác mà còn vì thị hiếu tiêu dùng khắt khe, kênh phân phối phức tạp, và đặc biệt là có chính sách bảo hộ rất chặt chẽ đối với nông sản nhập khẩu, không chỉ trợ cấp lớn cho nông nghiệp mà còn có rất nhiều quy định ngặt nghèo. Hơn nữa, trong bối cảnh EU đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa nông sản như hiện nay, cũng là một dịp để VN có cách nhìn nhận lại về định hướng cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Trong bối cảnh EU đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa nông sản như hiện nay, cũng là một dịp để VN có cách nhìn nhận lại về định hướng cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này.
Về cơ bản, trong thị trường nông sản đều có những nét bổ sung cho nhau, nghĩa là họ có thế mạnh về mặt hàng này nhưng lại không có thế mạnh về mặt hàng kia. Hiện tại, các sản phẩm chủ yếu mà EU đang dư thừa và bị nông dân ném ra đường bao gồm: trứng, sữa, thịt. Còn đối với mặt hàng cà phê, hiện nay, việc tiêu thụ cà phê ở nhiều nước thuộc khối EU đã bão hòa nên nhu cầu nhập khẩu không nhiều như trước, yêu cầu về sản phẩm cà phê chất lượng cao và sản xuất bền vững ngày càng gay gắt hơn.
Như vậy, không có lý do gì VN lại vẫn “nhắm mắt” để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng này mà phải tìm ra được những gì mà họ đang thiếu và rất cần. Trong đó, các loại rau quả nhiệt đới của VN hiện rất được ưa chuộng trên thị trường này như: cà chua, đậu, hành tây và hẹ tây, măng tây, đậu Hà Lan, tỏi, vải thiều, xoài, ổi, mãng cầu…
Mặt khác, thực tế, cuộc “cách mạng xanh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm tăng năng suất trong nông nghiệp của các nước. Thế nhưng, xu hướng tiêu thụ lúa gạo đã thay đổi. Thu nhập cao hơn thì người dân lại tiêu thụ lúa gạo ít đi, lúa gạo trở thành một phần nhỏ trong khẩu phần năng lượng mặc dù họ đòi hỏi chất lượng lúa gạo tăng lên. Như vậy, với xu hướng trong tương lai gần, nhu cầu về tiêu thụ gạo sẽ giảm. Hiện tại, nhiều quốc gia sản xuất lúa trong đó có VN lại vẫn đang tiếp tục phải tăng năng suất để đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ. Điều đó dẫn đến thị trường xuất khẩu lúa gạo sẽ giảm mạnh. Đây là mối đe dọa lớn đối với các quốc gia sản xuất lúa gạo và VN cũng không ngoại lệ.
Cũng xin lưu ý rằng, với những DN mới bắt đầu giao thương vào thị trường EU, thì việc tìm kiếm cho mình các nhà môi giới và các đại lý tại các nước Châu Âu là điều cần thiết để tiện cho việc trao đổi mua bán và giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay vai trò của các đại lý đang giảm đáng kể do thông tin về thị trường này đã công khai trên mạng internet. Việc tìm kiếm các nhà tư vấn độc lập có vẻ hiệu quả hơn cho các DN xuất khẩu. Đáng lưu ý khác là các DN VN nên tiếp tục sử dụng đồng USD làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa của mình để tránh nguy cơ mất giá của đồng EUR.

Chân dung 10 doanh nhân trẻ khởi nghiệm xuất sắc 2015

Sáng 9/8 tại Hà Nội, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Lễ trao danh hiệu Doanh nhân trẻ xuất sắc trong khởi nghiệp 2015 cho 100 doanh nhân.
Diễn đàn Doanh nghiệp xin trân trọng giới thiệu Top 10 doanh nhân đạt danh hiệu Doanh nhân trẻ xuất sắc trong khởi nghiệp 2015.

Đằng sau chiến lược thoái lui kinh điển của Kinh Đô

Đồng Tâm và 3 công ty khác đã nhận hơn một nghìn tỷ đồng cổ tức sau khi trở thành cổ đông chiến lược của Kinh Đô.

Hơn một năm trước, ngày 27/5/2014, Hội đồng quản trị CTCP Kinh Đô (mã: KDC) đã phê chuẩn một danh sách những nhà đầu tư chiến lược sẽ mua 40 triệu cổ phần của công ty trong một đợt phát hành riêng lẻ.

Với giá phát hành là 44.000 đồng/cp, 5 nhà đầu tư là Cty TNHH Tháp Láng Hạ, CTCP Đồng Tâm, Cty TNHH MTV Thương mại Đồng Tâm (công ty con của CTCP Đồng Tâm), Cty TNHH Đầu tư Bất động sản An Thịnh Lộc và CTCP Đầu tư Trường Thịnh Phát đã bỏ ra 1.760 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của Kinh Đô.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các cổ đông chiến lược này đã lần lượt bán ra cổ phiếu KDC. Đáng nói là lượng bán ra chỉ vừa đủ để giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5%. Theo quy định các giao dịch bán ra sau đó, nếu có, sẽ không phải công bố thông tin.

Điều này cũng có nghĩa là vai trò của nhà đầu tư chiến lược sắp kết thúc. Đây là lúc nhìn lại những gì đã diễn ra trong thương vụ bắt đầu từ 15 tháng trước tại Kinh Đô.

Cổ đông chiến lược nhận hơn một nghìn tỷ đồng cổ tức được trả với mức thuế SIÊU THẤP

Sau đợt phát hành trên, Kinh Đô đã trả cổ tức bằng tiền 3 lần và chia cổ phiếu thưởng một lần.

Theo đó, sau đợt trả cổ tức 200% gần đây nhất, nhóm nhà đầu tư nói trên đã nhận tổng cộng 1.048 tỷ đồng cổ tức bằng tiền mặt kể từ khi mua cổ phiếu KDC vào giữa năm ngoái. Toàn bộ số tiền này sẽ được 5 công ty trên ghi nhận vào doanh thu tài chính và không bị khấu trừ thuế thu nhập trực tiếp với tỷ lệ 5% như nhà đầu tư cá nhân.

Đồng thời, số lượng cổ phiếu nắm giữ cũng tăng 20% sau đợt chia cổ phiếu thưởng vào tháng 9 năm ngoái. Do đó, giá trị sổ sách khoản đầu tư của các cổ đông chiến lượng giảm xuống còn 36.667 đồng/cp
Cổ phiếu KDC đóng cửa ngày 30/6/2015 ở mức 42.800 đồng/cp, cao hơn giá trị sổ sách, khiến các cổ đông này không phải trích lập dự phòng trong báo cáo tài chính quý II/2015.
Tuy nhiên gần đây, sau khi Kinh Đô trả cổ tức 200%, giá cổ phiếu bị điều chỉnh mạnh và hiện đang xoay quanh mức 25.000 đồng/cp. Nếu các cổ đông chiến lược bán toàn bộ cổ phiếu ở mức giá này sẽ phải ghi nhận khoản lỗ khoảng 11.700 đồng/cp.
Khoản lỗ sẽ được hạch toán vào chi phí tài chính trong kỳ kế toán tiếp theo. Với số cổ tức đã nhận được (tổng cộng 220%), các cổ đông chiến lược không hề bị lỗ mà vẫn có lãi lớn từ hoạt động tài chính. Nhưng dù sao số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trên số lãi này vẫn thấp hơn số tiền thuế thu nhập mà các cổ đông trực tiếp nhận cổ tức phải nộp.
Chiến lược "thoái lui" kinh điển của Kinh Đô
Có một chiến lược được gọi là chiến lược “thoái lui” – áp dụng đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu cô đặc, đặc biệt khi được nắm giữ bởi các thành viên trong cùng một gia đình. Một trong các hình thức thực hiện chiến lược này là bán những mảng kinh doanh không cốt lõi và dùng nguồn thu này để chi trả cổ tức cao hoặc mua lại cổ phiếu từ chủ sở hữu.
Hành động này nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu và những chiến lược tiếp theo của công ty sẽ phụ thuộc lớn vào tỷ lệ sở hữu còn lại của người chủ.
Hơn một năm trước đây, Kinh Đô bắt đầu hé lộ kế hoạch tái cấu trúc đế chế bánh kẹo đã tồn tại hơn hai chục năm tuổi.
Theo đó, công ty chuyển giao toàn bộ mảng bánh kẹo cho Kinh Đô Bình Dương, bán 80% cổ phần tại công ty này cho tập đoàn Mondelez International với giá gần 8.000 tỷ đồng, chuyển sang ngành thực phẩm với các sản phẩm chính là mỳ tôm (thông qua Sài Gòn Vewong) và dầu ăn (thông qua việc mua cổ phần chi phối đối với Vocarimex).
Đối với cổ đông, KDC có những quyết định “đặc biệt” như mua 75,5 triệu cổ phiếu quỹ từ nguồn thặng dư vốn tại thời điểm 30/06/2014 (khoảng 3.617 tỷ đồng) và trả cổ tức với tỷ lệ hiếm có là 200%.
Những bước đi của Kinh Đô có phần nào giống với “chiến lược thoái lui” bên trên. Đặc biệt khi nhìn vào 2 điểm trong thương vụ phát hành, được coi là chìa khóa của chiến lược này.
Một là, năm ngoái khi phát hành cổ phiếu cho 5 cổ đông chiến lược để thu về hơn 1.760 tỷ đồng, công ty này đang sở hữu lượng tiền mặt rất lớn.
Theo báo cáo quý II/2014, số dư tiền và các khoản tương đương tiền là 2.663 tỷ đồng, chiếm gần 40% tổng tài sản. Tổng nợ phải trả chỉ có 817 tỷ đồng. So với các kế hoạch đầu tư được công bố khi đó của Kinh Đô, nguồn tài chính này hoàn toàn đáp ứng đủ.
Tuy vậy, cũng phải nói thêm rằng, thời điểm đó, ngoài kế hoạch đầu tư vào Vocarimex, Kinh Đô có thể đang ấp ủ các thương vụ M&A khác với nhu cầu vốn lớn hơn rất nhiều nhưng chưa thế công bố. Đây cũng có thể là lý do khiến Kinh Đô nhanh chóng lựa chọn cổ đông chiến lược không có cùng ngành nghề hoạt động với Kinh Đô.
Hai là, để kết thúc thương vụ, Kinh Đô quyết định trả cổ tức với tỷ lệ cao và mua vào 75,5 triệu cổ phiếu quỹ trong khi nhóm cổ đông chiến lược chỉ đang nắm giữ chưa đến 50 triệu cổ phiếu. Đợt mua đầu tiên (20 triệu cổ phiếu) của chương trình này đã kết thúc với giá bình quân hơn 50.000 đồng/cp. Cũng trong đợt mua cổ phiếu quỹ đó, các cổ đông nội bộ đã đăng ký bán hàng loạt.
Đến lúc này, khi các cổ đông chiến lược trong danh sách năm ngoái đang bán ra, nhiều cổ đông của Kinh Đô vẫn chưa hiểu vai trò “chiến lược” của nhóm công ty trên tại Kinh Đô.

4 năm sau thất bại của phở 24, KFC, Lotteria hay McDonald’s vẫn nói không với nhượng quyền

Những thương hiệu fastfood không đòi hỏi ninh nước dùng lâu hay bánh phở nóng cũng không dễ dàng để nhượng quyền như nhiều người vẫn tưởng.

Năm 2011, phở 24 bị bán lại cho chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Jolibee của Philippine khiến nhiều người Việt cảm thấy tiếc nuối. Thương hiệu nội với món ăn thuần Việt từng đình đám một thời lâm vào cảnh khó khăn tứ phía: Quỹ đầu tư đòi rút vốn, quản trị nhân sự gặp khó khăn và quan trọng nhất là mô hình nhượng quyền cửa hàng khiến chất lượng phở 24 không đồng đều ở tất cả các quán.

Lý giải cho thất bại, có chuyên gia cho rằng đó là do bản chất phở khác với các loại đồ ăn nhanh khác trong ngành công nghiệp: Bánh phở phải nóng, nước dùng ninh lâu, mùi vị phải có tính địa phương hóa rõ ràng,…

Đây chỉ là yếu tố phụ. Thách thức lớn nhất vẫn là việc quản lý chuỗi yếu kém sau khi tiến hành nhượng quyền của phở 24. Đây là yếu tố vô cùng rủi ro với các thương hiệu đồ ăn nhanh tại Việt Nam, vì vậy các thương hiệu này rất hạn chế tiến hành nhượng quyền.

Trên thực tế, KFC, McDonalds, Burger King hay cả Jolibee – thương hiệu mua phở 24 cũng không sẵn sàng nhượng quyền tại Việt Nam. Những thương hiệu này chỉ có master franchise – Công ty lớn nhận nhượng quyền thương hiệu chung cho cả một khu vực lớn (quốc gia). Những cửa hàng phát triển trong khu vực này đều do các công ty lớn này tự mở chứ không tiếp tục nhượng quyền cho các đối tác nhỏ hơn.

Những master franchise kể trên đều là những doanh nghiệp lớn hàng đầu tại Việt Nam, thậm chí có tầm ảnh hưởng trong khu vực. Chẳng hạn, Burger King là do công ty của ông Jonathan Hạnh Nguyễn – một doanh nhân nổi tiếng từng mang nhiều thương hiệu thời trang cao cấp về phân phối tại Việt Nam, hay McDonald’s gắn liền với cái tên Nguyễn Bảo Hoàng.

Một số công ty thì trông chờ vào những đối tác thân quen của mình để nhượng quyền lại. Như Startbucks khi đến Việt Nam thì chọn Maxim, một tập đoàn Hồng Kông đã triển khai mô hình Startbucks tại nhiều quốc gia ở châu Á.

Lotteria, thương hiệu fastfood đến sau nhưng nhanh chóng vượt lên dẫn đầu thị trường vài năm trở lại đây, thì chọn cách phân phối trực tiếp. Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc hiện có khá nhiều dự án tại Việt Nam như bất động sản, khách sạn, trung tâm thương mại và chuỗi đồ ăn nhanh Lotteria sẽ là một trong những mũi nhọn của tập đoàn này.

Trước đó, Lotteria từng tuyên bố sẵn sàng nhượng quyền thương hiệu của mình với chi phí vào khoảng 250.000 USD, tuy nhiên, kế hoạch này đã tạm dừng và tới đầu năm nay, việc nhượng quyền có thể sẽ trở lại với những bước đi thận trọng.

Có lẽ, trong nhóm các thương hiệu đồ ăn nhanh, chỉ có BBQ của Hàn Quốc là mạnh tay thúc đẩy. Tuy nhiên, đây là thương hiệu nhỏ và sau một thời gian triển khai cũng không gặt hái được nhiều thành công.

Hóa ra, những thương hiệu fastfood không đòi hỏi ninh nước dùng lâu cũng không dễ dàng để nhượng quyền như nhiều người vẫn tưởng. Theo ông Nguyễn Cao Trí, một chuyên gia lâu năm trong ngành nhà hàng tại Việt Nam, các thương hiệu quốc tế không mặn mà với việc nhượng quyền vì rủi ro thương hiệu là quá cao.

“Đúng là nhượng quyền thương hiệu giúp giảm gánh nặng chi phí mở cửa hàng và giúp thương hiệu phát triển nhanh hơn, tuy nhiên đi kèm nó là bài toán quản trị. Chi phí phục vụ cho việc quản lý, giám sát hoạt động các chuỗi cửa hàng sẽ tăng lên đáng kể. Một thương hiệu quốc tế không thể chỉ vì vài cửa hàng mà đánh đổi tên tuổi của mình”, ông Trí cho biết.

Một khó khăn lớn khiến bên nhượng quyền lo ngại hiện nay là các nhà đầu tư rất ít khi thực hiện đúng cam kết về công nghệ và kỹ thuật được bàn giao, đồng thời việc bảo mật công nghệ rất kém. Đại diện phía Lotteria từng cho biết: “Hệ thống cơ quan quản lý thị trường ở Việt Nam làm việc còn chưa thực sự sâu sát, chưa có nhiều chế tài bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nên họ e ngại mở rộng chuỗi nhà hàng nhượng quyền mặc dù tiềm năng thị trường còn dồi dào” .

Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp vận tải giảm cước.

Ngày 25/8, Bộ Tài chính ban hành tiếp văn bản số 11707/BTC-QLG đề nghị Bộ Giao thông vận tải và các địa phương yêu cầu doanh nghiệp vận tải kê khai lại giá cước.
Việc yêu cầu DN vận tải giảm cước là điều hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh giá xăng dầu được điều hành linh hoạt theo cơ chế thị trường
Theo Bộ Tài chính thì từ đầu năm 2015 đến nay, giá xăng dầu được điều hành linh hoạt theo cơ chế thị trường. Qua theo dõi cho thấy, xu hướng giảm rõ rệt và sẽ tác động tích cực đến thị trường nói chung, trong đó có thị trường vận tải bằng xe ô tô nói riêng.

Do đó, để tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải với chức năng quản lý giá chuyên ngành chỉ đạo Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan, yêu cầu các doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai lại giá cước phù hợp với biến động giảm của chi phí nhiên liệu đến giá cước vận tải.

Đồng thời, thực hiện rà soát chặt chẽ so với mức giá nhiên liệu của kỳ kê khai liền kề trước để hướng dẫn và yêu cầu doanh nghiệp vận tải thực hiện kê khai giá phù hợp.

Cùng với đó là tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải theo quy định, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý cước vận tải, kể cả đối với trường hợp quá thời hạn quy định mà các đơn vị vận tải không thực hiện kê khai giảm giá cước theo xu hướng giảm giá nhiên liệu.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan (Công Thương, Giáo dục, Y tế, Quản lý thị trường, Thuế, Công an, Hải quan...) tiếp tục tham mưu và triển khai tăng cường công tác quản lý, bình ổn giá trên địa bàn. Trong đó, có việc yêu cầu và giám sát chặt chẽ việc kê khai giảm giá cước đối với dịch vụ vận tải bằng xe ô tô.

Trước đó, Bộ Tài chính đã ban hành công văn gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý, bình ổn giá trên địa bàn. Riêng đối với giá cước vận tải bằng xe ô tô, Sở Tài chính phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản yêu cầu doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô kê khai giá cước phù hợp với tác động giảm của chi phí nhiên liệu đến giá cước vận tải so với thời điểm kê khai trước liền kề và thực hiện rà soát theo quy định.

Giống dừa mới siêu trái hút khách tham quan ở hội chợ triển lãm

Ông Nguyễn Thành Đại đang trưng bày một loại giống dừa mới độc đáo cho nhiều trái tại hội chợ triển lãm và thu hút rất đông lượng khách tham quan.
Dừa siêu trái
Được biết đây là giống dừa xiêm dây, ra trái quanh năm, mỗi quầy cho trái sai từ 60 – 100 trái rất được ưa chuộng hiện nay.

Thân cây lùn, trái dừa vỏ mỏng, nước rất ngọt thanh, cây thích nghi trên nhiều loại đất kể cả đất bị nhiễm phèn và đất cằn cỗi. Thời gian trồng đến ra trái khoảng 2 năm. Ban đầu, cây cho khoảng 20 - 30 trái/quầy, số lượng này tăng dần theo số tuổi của cây, có thể đạt khoảng 60 - 100 trái mỗi quầy.

Được biết hội chợ diễn ra từ ngày 28 tháng 8 đến hết ngày 2 tháng 9, tại Nhà Thi Đấu Phú Thọ số 219 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP.HCM.

Điện thoại tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp: 0866.720.204 – 0976.693.907